Một bài viết quảng cáo thương hiệu có ý tưởng tác động đúng insignt khách hàng là cách tuyệt vời nhất để thương hiệu của bạn tồn tại trong tâm trí họ. Và đây là 5 ý tưởng chuẩn nhất mọi thời đại mà bạn không thể không biết.
1. Story Telling: kể chuyện trải nghiệm.
Con người có khuynh hướng ghi nhớ những câu chuyện tốt hơn so với những thông điệp đơn lẻ. Rudyard Kipling, văn sĩ nổi tiếng người Anh từng khẳng định: “Nếu lịch sử được dạy thông qua những câu chuyện kể, nó sẽ không bao giờ bị lãng quên”. Trong thế giới Marketing, cũng diễn ra cách tương tự. Vậy một thế giới mà người dùng có quá nhiều thiết bị giao tiếp thì làm cách nào để tạo nên những câu chuyện vừa hấp dẫn lại vừa thu hút đối tượng khách hàng của bạn.
Tôi BẬT MÍ cho bạn BÍ MẬT mà người kể chuyện thương hiệu hiểu và sử dụng để kết nối cảm xúc với người tiêu dùng đó là:
• Kể chuyện TRUNG THỰC: câu chuyện cần phải được bắt nguồn từ thực tế của thương hiệu. Nếu những câu chuyện của bạn không phù hợp, chúng sẽ khiến họ quay lưng lại với thương hiệu của bạn.
• Truyền CÁ TÍNH thương hiệu vào câu chuyện : câu chuyện không phải là tài liệu cho Marekting, quảng cáo hay để tăng doanh số. Câu chuyện nên được lồng ghép vào tính cách và nhân cách của người viết
• Tạo NHÂN VẬT đối tượng có thể gắn kết bền chặt với khách hàng: Bạn tạo ra nhân vật mà người xem thích thú và khen ngợi. Hãy kể những câu chuyện từ các quan điểm của nhân viên bạn hay quan điểm của một người thứ ba. Điều quan trọng là tạo ra nhân vật cho phép người xem có thể kết nối cảm xúc với chúng, và làm cho họ muốn theo dõi nhân vật của bạn.
• Không đưa ra toàn bộ nội dung, mỗi lần chỉ NHỎ GIỌT: Đây là cách để khá giả muốn nhiều hơn nữa, và có thể giữ chân họ lâu hơn. Hãy cung cấp cho họ nhiều cách để thưởng thức câu chuyện, và bạn sẽ cảm thấy mình tiến gần hơn với việc đạt được mục tiêu tiếp thị thương hiệu.
2. Gợi ý về sự thành công, ý nghĩa cuộc sống, bản ngã con người.
Đầu năm 2001, Bầu Đức tạo ra 1 sự kiện chấn động Bóng đá Đông Nam Á thay vì quảng cáo trên những tấm biển quảng cáo Thủ Thiêm đối diện với bến Bạch Đằng với giá 14.000 USD / 1 tháng với cách làm thông thường của đại gia nhưng chưa có tên thương hiệu tại thị trường. Ông đã đi 1 hướng mới với cách làm chưa từng có ở Việt Nam, Bầu Đức thuê Kitatisuk cầu thủ nổi tiếng nhất Thái Lan và Đông Nam Á đến Pleiku cuối năm với giá không tưởng, ai cũng nghĩ bầu Đức là kẻ hâm.
Hoàng Anh Gia Lai là một cái tên xa lạ với hầu hết người Việt Nam, nhưng với sự kiện trên trong vòng chưa đến 1 tuần Hoàng Anh Gia Lai nổi tiếng khắp Việt Nam.
Với cách quảng cáo bá đạo này ông đã tạo ra PR vô cùng lớn, tiếp cận với hầu hết thông tin báo chí và internet đang du nhập vào Việt Nam.
3. Đưa ra những thứ khiến người đọc bất ngờ, ngạc nhiên, lý thú…
Khi người đọc đã quá nhàm chán với những bài viết quảng cáo thương hiệu thì một bài viết đề cập đến tác dụng của sản phẩm ở những góc độ khác nhau sẽ gây sự chú ý, nhạc nhiên.
Ví dụ:
+ Nêu thêm những tính năng của sản phẩm mà khách hàng chưa biết.
+ Nêu lên chính kiến, cái nhìn chủ quan của mình về sản phẩm.
+ Nêu lên góc nhìn hài hước gây ngạc nhiên.
4. Tiết lộ những thứ chưa có đối thủ nào nói.
Bạn biết đấy, Heneken nổi tiếng và được biết đến như là nơi ĐẦU TIÊN tìm ra công thức tạo bia cao cấp với hương vị và chất lượng tuyệt hảo…chỉ bởi vì Heneken là công ty đầu tiên đưa đến cho công chúng quy trình sản xuất bia. Và bạn cũng có thể làm được như thế.
5. Tác động vào spirit hay tinh thần cao nhất như đức tin, sự giác ngộ.
Những bài viết quảng cáo thương hiệu có tính chất kêu gọi tinh thần tương thân tương ái, tự hào dân tộc luôn có sức mạnh chạm đến khách hàng hơn.
Những bài viết có xu thế chung của thời đại, ca ngợi tình cảm thiêng liêng gia đình.
Ví dụ:
+ Thương về đồng bào miền Trung lũ lụt.
+ Ủng hộ sử dụng sản phẩm trong nước trước cơn bão hàng nhập Trung Quốc.
+ Tình cảm thiêng liêng đầy tính hi sinh của mẹ dành cho con.
+ Xử dụng thực phẩm sạch.
+ Ủng hộ nạn nhân ung thư.